VĐV Veddriq Leonardo đã tích thêm một HCV vào bảng thành tích của Đông Nam Á ở bộ môn thể thao leo núi, cũng là HCV đầu tiên của Indonesia tại Olympic 2024.
Veddriq Leonardo đã mang về HCV đầu tiên cho Indonesia ở bộ môn thể thao leo núi, nội dung Speed climbing (Leo tốc độ). Anh là VĐV duy nhất của Indonesia tiến vào vòng bán kết sau khi 3 đồng đội của anh bỏ cuộc ở vòng sơ loại. Thẳng tiến đến chung kết, anh hoàn thành đường leo dài 15 mét với thành tích 4,75 giây, hơn Wu Peng - đối thủ đến từ Trung Quốc - 0,02 giây. Thành tích này đã mang đến cho VĐV 27 tuổi người Indonesia hàng loạt các chiến thắng vang dội. Anh làm nên lịch sử khi trở thành nam VĐV đầu tiên của Indonesia giành HCV Olympic 2024.
Veddriq Leonardo của Indonesia giành huy chương vàng môn thể thao leo núi tốc độ nam với thời gian 4,75 giây. (Nguồn: CGTN Sports Scene)
Bộ môn thể thao leo núi đã mang về tấm HCV đầu tiên cho Indonesia, là bộ môn còn tương đối mới mẻ ở Thế vận hội, gồm có 3 nội dung chính đã được đưa vào các giải đấu trên thế giới, bao gồm: Lead climbing (Leo núi dẫn đầu), Speed Climbing (Leo tốc độ) và Bouldering (Đá tảng). Vào năm 1988, Cuộc thi leo núi thể thao quốc tế được tổ chức trên bức tường ngoài trời cao 33 mét bên cạnh một nhà nghỉ ở Snowbird (Utah) - mở đường cho loạt giải IFSC World Cup được quốc tế công nhận, và chính thức xuất hiện lần đầu tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Phòng tập leo núi trong nhà với trang thiết bị hiện đại (Nguồn: Cresent Wall)
Tại Việt Nam, cộng đồng leo núi trong nước đang chập chững phát triển. Mức đầu tư vào bộ môn này ngày một mạnh tay khi các phòng tập leo núi trong nhà chuyên nghiệp dần xuất hiện nhiều hơn ở các khu vực thuộc trung tâm thành phố. Leo núi hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng thể thao mới - thú vị, đầy thử thách và là một điểm hẹn lý tưởng để thư giãn và tạo kết nối.
Cộng đồng người leo tại Việt Nam (Nguồn: Push Climbing)
Đôi nét về giải thưởng dành cho các VĐV thắng cuộc, các đoàn thể thao Đông Nam Á đã chi thưởng rất “khủng” cho các VĐV giành HCV ở Olympic 2024. Theo quy định của Bộ Thể thao và thanh niên Indonesia, các VĐV giành HCV Olympic sẽ nhận được 6 tỷ rupiah (khoảng 9,5 tỷ đồng) mỗi người. Sau khi giành 2 HCV Olympic, VĐV Carlos Yulo của Philippines nhận 20 triệu peso (8,7 tỷ đồng) từ Ủy ban Thể thao Philippines, 6 triệu peso (2,6 tỷ đồng) từ Chính phủ Philippines. Tại Olympic Tokyo, Wongpattanakit - võ sĩ Thái Lan được thưởng tổng cộng 21,8 triệu baht (15,5 tỉ đồng) khi mang về tấm HCV taekwondo nữ duy nhất cho Thái Lan.
Đây là động lực rất lớn cho các VĐV ở từng nước nói riêng, và niềm khích lệ tinh thần, thúc đẩy lớn lao cho các VĐV của toàn Đông Nam Á nói chung, mang vinh quang thể thao về cho đất nước. Đề cao tinh thần thể thao, khuyến khích cổ động người dân trong nước có niềm đam mê thể thao, là con đường nhanh nhất khơi dậy tinh thần yêu nước.
Huy chương Olympic cho Thế vận hội Olympic Paris 2024. (Ảnh của DIMITAR DILKOFF/AFP qua Getty Images)
Nguồn: Tổng Hợp