Leo trèo là một phần của quá trình phát triển ở trẻ và không lâu trước đây, hình ảnh một đứa trẻ đang leo cây đã là biểu tượng của tuổi thơ. Lối sống ít vận động, nhiều thời gian trước màn hình hơn, quy hoạch đô thị, và những người cha mẹ bận rộn đã làm hình ảnh này ít phổ biến hơn. Trách nhiệm bảo hiểm đối với các trường học và cơ quan thẩm quyền đang khiến cho nhiều gia đình phương Tây, nhìn chung ngày càng quen thuộc với lối sống mà trong đó, những trò chơi phiêu lưu không được khuyến khích vì lo sợ kiện tụng. Và quan điểm này đã lan tới nhiều nơi.
Việt Nam không phải là một nơi quen với văn hóa sức khỏe và an toàn: Ý tôi là, bạn đã từng thử qua đường rồi đúng chứ? Chúng ta luồn lách qua những phương tiện cơ giới như máy xúc, xe tải, đi ngang các chiếc xe bên cạnh chỉ với một cú liếc nhìn trong khi chẳng mảy may những tia lửa bắn ra từ những người thợ hàn bên vệ đường. Đa số chúng ta đều đủ dại dột để lái hoặc đạp xe vòng quanh Tp. HCM và mặc kệ khả năng nguy hiểm của toàn bộ trải nghiệm như một niềm tự hào. Chúng ta thích thú khi du khách nước ngoài đến đây khi họ bị giật mình bởi những bất ngờ trên đường phố. Chúng ta cười khúc khích và đẩy họ vào dòng người như những vận động viên bơi lội bất đắc dĩ.
Giờ thì hãy đến quận 2 và thử đếm xem có bao nhiêu khu vực vui chơi nhẹ nhàng ở Thảo Điền, nơi mà thứ có thể làm tổn thương chúng nhất là va vào những đồ chơi bằng nhựa. Đúng thế, Thảo Điền là trung tâm của người nước ngoài nhưng lối sống phương Tây lại được khao khát ở đây và các bậc phụ huynh trên thế giới bắt đầu xem việc vui chơi như một thứ gì đó nên an toàn nhất có thể.
Điều này cũng dễ hiểu thôi. Đây không phải là một bài viết về việc sẽ tuyệt thế nào nếu chúng ta đưa cho con của mình món đồ chơi vũ khí và nói với chúng rằng hãy chơi với nó cả ngày. Mọi phụ huynh đều trở nên sợ hãi khi nghĩ về các mối nguy hiểm và cảm thấy phải có trách nhiệm loại bỏ nguy cơ khỏi cuộc sống của con mình. Tuy nhiên, vẫn có mặt tốt và nó mang đến những lợi ích to lớn để trẻ phát triển.
Leo núi là vô cùng tự nhiên. Chúng ta, xét cho đến cùng, là loài linh trưởng. Về mặt vật lý, lợi ích của việc leo núi rất khó để tranh luận. Nó xây dựng sức mạnh trong cốt lõi, độ bám và cơ tay, chân. Nó liên quan đến sự phối hợp tay với mắt. Leo núi cũng giúp ích cho sự tự tin và đó là điều thường bị lãng quên. Đối với một môn thể thao, đáng ngạc nhiên là leo núi cũng liên quan đến mặt tâm lý con người.
“Đối với trẻ em thì tôi thường tin rằng leo trèo là một phần của việc giáo dục giải vấn đề”. Nhà trị liệu và huấn luyện tại TP. HCM, ông Morteze Tafakory nêu ý kiến. “ Bạn đưa ra một vấn đề cho trẻ và để chúng giải quyết nó. Và leo núi là một ví dụ tuyệt vời cho việc này. Trẻ sẽ quyết định rằng sẽ leo lên bằng cách nào và điều này tốt cho việc phát triển nhân cách. Để đi từ A đến B và quyết định sẽ giải quyết những đoạn khó giữa đường như thế nào chính là phần thưởng lớn nhất. Vâng, nếu bạn đưa con mình đến leo núi, là bạn đang cho chúng học các kỹ năng vận động và phối hợp tay, mắt nhưng trên hết là hợp lý hóa quá trình từ A đến B. Điều khiển cơ thể là những lợi ích chúng nhận được. Tôi sẽ xếp leo núi cùng với với cờ vua hay các hoạt động truyền thống tốt cho việc phát triển trí não.” therapist and trainer Morteza Tafakory. “You present a problem to a child and let them solve it and rock climbing is a perfect example of that. The child decides how they are going to get up the wall and that is great for personal development. Getting from A to B and deciding how to tackle that problem is the biggest bonus. Yes if you take kids to a climbing wall they are learning motor skills and hand/eye coordination but more than anything else rationalizing that progress from A to B and manipulating your body to do it is the biggest gain. I would put climbing right up there with chess or other more traditional intellectual pursuits in terms of brain development.”
Và nguy cơ của việc rơi, ngã? "Sự lười vận động chính là một mối nguy còn lớn hơn cả việc leo núi, điển hình như việc ngồi trước màn hình iPad."
Đây không phải là lý thuyết cá nhân của Morteza. Có hàng tá các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động cơ thể còn giúp trẻ tập trung vào giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực khác bao gồm ngôn ngữ và toán học. Nhiều nghiên cứu đưa ra rằng ngay cả 10-20 phút vận động có thể dẫn đến sự cải thiện trong kĩ năng toán học so với những học sinh ít vận động. Có rất nhiều nghiên cứu về điều này đến nỗi có 59 bài trong số chúng đã được kết hợp trong một báo cáo khoa học để tìm điểm chung trong các bài nghiên cứu. Báo cáo cho thấy: hoạt động thể chất có tác động đáng kể và tích cực đến thành tích và kết quả nhận thức của trẻ em, với việc tập thể dục nhịp điệu có tác dụng lớn nhất.”
Hoạt động giúp trẻ tập trung vào những thứ khác. Leo núi là một hoạt động toàn thân và hơn thế nữa, đó là giải quyết vấn đề trong không gian ba chiều và không có áp lực đồng trang lứa (peer pressure) so với nhiều môn thể thao khác, điều này tuyệt vời cho những đứa trẻ không thể phát triển mạnh trong các môn thể thao đồng đội truyền thống.
Trở lại với câu hỏi nhanh, dành cho tất cả những người cuối cùng chọn câu “c”, rất khó để có thể phủ nhận những lợi ích của việc leo núi. Hoặc sự hấp dẫn tự nhiên của nó đối với trẻ em. Vì vậy, nếu bạn nghĩ leo núi tuyệt vời, nhưng không chắc chắn về yếu tố rủi ro thì hãy chọn ‘cây’ của bạn thật cẩn thận. Với một phòng tập thể dục leo núi hiện đại, có thể bao gồm độ cao, khả năng ngã, và giải quyết vấn đề, theo cách mà các khu vui chơi giải trí đơn giản không có được. Nhưng đồng thời, trẻ sẽ ý thức về rủi ro, thách thức và thành tích đi kèm khi leo núi cùng dây an toàn, dưới sự giám sát chuyên nghiệp của huấn luyện viên. Bởi vì những đứa trẻ của chúng ta học được từ việc té ngã, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng phải bị tổn thương để trở nên tốt hơn.
Viết bởi Steve Shipside.