Kể cả khi bạn từng thử thách leo ở một tảng đá dựng thẳng siêu khó hay chưa, thì có thể bạn đã nghe ai đó nói về độ khó của một đường leo "cỡ 5.mấy" khi họ miêu tả một tuyến leo mà họ đã thử hoặc vượt qua. Những gì họ đang miêu tả là mức độ khó của tuyến leo và hạng đánh giá đó được đo bằng hệ thống Yosemite Decimal System (YDS). Mặc dù nó xuất hiện từ hoạt động leo núi ngoài trời, hệ thống này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ khó trong các phòng tập leo núi.

 

 

Tuyến leo

 

Tương tự như sự khác biệt giữa hệ thống đo lường của Mỹ (inch) và hệ thống mét, các hệ thống leo núi của các quốc gia khác cũng khác nhau: Đức, Anh, Pháp và Úc đều có hệ thống đánh giá riêng của họ. Dưới đây là một bảng so sánh các cấp độ leo núi khác nhau của 05 hệ thống phổ biến nhất:

 

Pháp - Hệ thống Pháp là hệ thống được công nhận quốc tế để đánh giá leo núi thể thao và do đó được sử dụng cho các tuyến leo có gắn hanger trong Vương quốc Anh.

 

UIAA - Hệ thống này được sử dụng ở Đức, ở các khu vực khác của Đông Âu và ở Ý cho các tuyến leo theo kiểu truyền thống.

 

Hoa Kỳ - Hệ thống Yosemite Decimal System (YDS) là hệ thống đánh giá phổ biến ở Hoa Kỳ, bắt đầu bằng một số 5 và một số theo sau (5.X). Các cấp độ số 1 đến 4 ám chỉ mức độ khó dần từ việc đi bộ trong rừng đến dùng tay và chân leo qua các đoạn dốc, khi bạn đạt đến cấp độ 5 thì tương đương với việc dùng kỹ thuật để leo qua các tảng đá, có sử dụng dây.

 

Sub-Grade (Yosemite Decimal System)
Sub-Grade (Yosemite Decimal System) có giá trị từ 1 đến một số vô hạn trên lý thuyết (hiện nay số cao nhất là 15). Số này tăng lên khi có một tuyến leo "khó hơn" được phát triển. Để xem giải thích ngắn gọn về các cấp độ leo núi truyền thống, bạn có thể truy cập vào liên kết này..

 

Vương quốc Anh Hệ thống của Vương quốc Anh bao gồm hai sub-grades, một sub-grade dùng mô tả dạng tính từ và một sub-grade dạng kỹ thuật. Sub-grade tính từ miêu tả mức độ khó tổng thể của tuyến leo, xét độ khó dựa trên sức mạnh cần thiết, mức độ tiếp xúc với nguy hiểm và sự sẵn có của thiết bị bảo vệ. Các sub-grade tính từ bao gồm: Moderate (M), Very Difficult (VD), Hard Very Difficult HVD), Mild Severe (MS), Severe (S), Hard Severe (HS), Mild Very Severe (MVS), Very Severe (VS), Hard Very Severe (HVS) and Extremely Severe (E). Sub-grade Extremely Severe (E) cũng được chia thành 10 sub-grade con từ E1 đến E10. Còn Sub-grade dạng kỹ thuật mô tả đoạn khó nhất (crux) trên tuyến leo. Để có một giải thích ngắn gọn về các cấp độ leo núi truyền thống của Vương quốc Anh, vui lòng truy cập vào liên kết này..

 

Úc - Hệ thống được sử dụng ở Úc và New Zealand có thể là hệ thống logic nhất trong số tất cả. Không có chữ cái và sub-grade phụ, chỉ có một con số duy nhất tăng dần khi tuyến leo khó hơn.

 

 

 

 

 

Đánh giá độ khó Bouldering

 

Tương tự như leo núi, leo đá bouldering đã phát triển nhiều hệ thống đánh giá khác nhau. Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất ngày nay là Hệ thống V Scale, được đặt theo tên John "Vermin" Sherman, người đã cùng những người bạn của mình đánh giá các tuyến leo trong khu vực leo đá bouldering nổi tiếng Hueco Tanks ở Texas.Nếu bạn leo đá bouldering ở châu Âu, bạn sẽ thấy các đánh giá theo Hệ thống Font Scale. Hệ thống này bắt nguồn từ Fontainebleau, một khu vực leo đá bouldering nổi tiếng ở Pháp.

 

Hệ thống V Scale bao gồm các cấp độ từ V0 (dễ nhất) đến V16 (khó nhất). Nó cũng bao gồm một cấp độ giới thiệu là VB cho các bài tập bouldering dành cho người mới bắt đầu. Vì hệ thống này không có giới hạn, có thể có thêm các số lớn hơn 16 trong tương lai. Đôi khi bạn cũng có thể thấy dấu + hoặc - được thêm vào giá trị để phân biệt mức độ khó trong cùng một cấp độ.

 

 

 

 

 

Cách sử dụng đánh giá leo núi

 

"Crux", hay phần khó nhất của tuyến leo, là cơ sở để đánh giá. Một số sách hướng dẫn cung cấp gợi ý về độ khó bằng cách thêm dấu + hoặc - vào đánh giá:

 

Dấu + thể hiện tuyến leo có độ khó khá đồng đều từ đầu đến cuối

 

Dấu – thể hiện tuyến leo chỉ có một hoặc hai chỗ khó ngang với phần crux

 

 

 

Mặc dù hệ số đếm là hệ thống được tiêu chuẩn hoá, việc xếp hạng có thể không nhất quán, và thực tế đúng là như vậy. Một chút kiến thức về bối cảnh có thể giúp bạn hiểu đúng hơn về cấp độ của các đường leo:

 

Đánh giá phụ thuộc vào môi trường: Khi bạn di chuyển từ phòng tập đến núi đá, hãy bắt đầu ở một mức độ thấp hơn vì thời tiết và các chỗ nắm tay và chỗ đặt chân đã qua sử dụng sẽ làm mọi thứ khó khăn hơn.

 

Đánh giá phụ thuộc vào vùng miền: Việc xếp hạng đường leo có thể chỉ mang tính tương đối, dựa trên độ khó của chúng so với các đường leo xung quanh. Khi bạn đến một khu vực hoặc một phòng tập leo núi mới, hãy hỏi những người leo địa phương xem cách xếp hạng ở đó có xu hướng dễ hơn hay khó hơn.

 

Đánh giá có thể mang tính cá nhân: Việc đánh giá độ khó của một đường leo có thể tuỳ thuộc vào phong cách leo hoặc hình dáng cơ thể của người phát triển đường leo đó.

 

Đánh giá có tính tham khảo: Các cấp độ chỉ là những gợi ý về độ khó, không phải là sự thật khách quan hay chân lý. Đừng bị ám ảnh chỉ vì một con số. Hãy dùng hệ thống cấp độ để chọn những tuyến đường truyền cảm hứng và thử thách bạn, phù hợp với trình độ mà bạn muốn leo.

 

Cấp độ chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh liên quan: Hãy chú ý đến những người leo thực sự ở vách núi hơn là những kẻ khoe khoang ở quán bar.

 

 

Viết bởi Steve Shipside.